[Tư vấn] Lớp lõi sàn gỗ core board là gì? Janhome

Lớp lõi (Core Board): Cốt gỗ HDF – thành phần quyết định độ bền, chịu nước, chịu lực của tấm ván.Gỗ công nghiệp HDF là một loại vật liệu sàn gỗ đang rất được ưa chuộng trong thi công nội thất chung cư, nhà phố, biệt thự…  vì những ưu điểm nội bật, tốt hơn nhiều loại gỗ công nghiệp khác. Vậy để tìm hiểu thêm về gỗ HDF là gì? Gỗ HDF có những loại nào? Ứng dụng của gỗ công nghiệp HDF trong nội thất bao gồm những gì?
HDF (viết tắt của High Density Fiberboard – gỗ sợi mật độ cao) được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính. Gỗ có màu vàng đậm, bề mặt nhịn, nhẵn.

Lớp lõi sàn gỗ Core board

Gỗ HDF được sản xuất theo quy trình như sau:

Quy trình sản xuất gỗ HDF thông thường trải qua 5 bước như sau:

  • Bước 1: Gỗ tự nhiên sau khi thu hoạch về được đưa vào quá trình sơ chế nhằm loại bỏ đi lớp vỏ và bụi bẩn.
  • Bước 2: Sau khi sơ chế xong, gỗ được mang đi luộc rồi sấy khô để loại bỏ hết hoàn toàn nước và nhựa ở nhiệt độ cao khoảng từ 1000 – 2000 độ C.
  • Bước 3: Ở bước này, gỗ nguyên khối sau khi sấy khô sẽ được nghiền thành bột ở dạng siêu mịn. Tiếp đó là đem đi trộn cùng keo dính và các chất phụ gia để chống mối mọt và tăng độ cứng.
  • Bước 4: Bột gỗ sau khi trộn xong sẽ được mang đi ép ở áp suất cao từ 850 – 870 kg/cm2 rồi tiến hành định hình thành các tấm. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà mỗi tấm gỗ HDF sẽ có độ dày từ 6 – 24mm. Kích thước tiêu chuẩn của 1 tấm HDF là 1220x2440mm nhưng cũng có thể cắt theo kích thước người đặt hàng yêu cầu.
  • Bước 5: Cuối cùng, sau khi các tấm HDF ra lò sẽ được xử lý bề mặt bằng việc phủ một lớp phủ bề mặt có thể là melamine, laminate, acrylic… tùy theo mục đích của nhà sản xuất.

Quá trình sản xuất thì có vẻ không quá phức tạp nhưng lại đòi hỏi phải sử dụng những máy móc và công nghệ tiên tiến hiện đại, do đó, gỗ công nghiệp HDF được đánh giá là có giá thành khá cao sao với mặt bằng chung của các loại gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay.

Quy trình sản xuất lõi Core board – HDF

Gỗ HDF siêu chống ẩm

Đối với loại gỗ HDF siêu chống ẩm này thường có cấu tạo và chức năng như HDF bình thường, nhưng với tấm gỗ HDF siêu chống ẩm này lại có khả năng kháng nước lâu hơn, chống ẩm mốc khi thời tiết thay đổi thất thường.
Đây là loại vật liệu thường được chọn để làm cửa gỗ thông phòng. Đối với loại cửa gỗ được làm bằng chất liệu HDF này thì có cấu tạo 2 mặt bằng tấm HDF dày 3-6mm, được ép khá chặt chẽ trên hệ thống cửa gỗ tự nhiên. Cấu tạo của bên trong cửa có thể được nhồi bằng giấy Honeycomb hoặc bông thủy tinh cách âm.

Black HDF siêu chống ẩm

Đối với loại gỗ công nghiệp Black HDF siêu chống ẩm có màu đen và được cấu tạo cũng như loại gỗ HDF siêu chống ẩm nhưng khi sản xuất thì được sử dụng với lực nén cực lớn, hơn hẳn HDF siêu chống ẩm. Thế nên các đặc tính của Black HDF sẽ trở nên vượt trội hơn hẳn.
Với các tính năng vượt trội của mình, Black HDF không cần dán nẹp cạnh như gỗ công nghiệp thông thường mà vẫn đảm bảo được độ chắc chắn của đồ nội thất. Màu đen chỉ là cách để bạn có thể phân biệt với gỗ HDF siêu chống ẩm.

Ưu – nhược điểm cùng ứng dụng của loại gỗ công nghiệp HDF

Ưu điểm

  • Chống ẩm, chống trầy xước tốt dẫn đến việc khắc phục được hoàn toàn nhược điểm của gỗ tự nhiên
  • Có tính cách âm, cách nhiệt tốt nên thường được ứng dụng rộng rãi trong các không gian phòng học, văn phòng, khách sạn, nhà ở.
  • Độ cứng cao, chịu được tải trọng khá lớn
  • HDF có khả năng bắt ốc vít rất tốt, luôn cho ra những đồ nội thất có độ bền cao
  • Bề mặt rất mịn, nhẵn bóng và đồng nhất nên có thể dễ dàng được sơn hoặc ép các bề mặt trang trí như melamine, laminate, veneer,…
  • Thân thiện với sức khỏe và môi trường (trên 80% thành phần là gỗ tự nhiên)
  • Giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời, tấm tường, đồ nội thất, vách ngăn phòng và cửa ra vào.

Nhược điểm

  • Giá của HDF cao nhất trong các loại gỗ công nghiệp
  • Khá khó để có thể phân biệt MDF (tiêu chuẩn) bằng mắt thường
  • Chỉ thi công được nội thất ở dạng phẳng lì hoặc kết hợp các các nẹp chỉ để làm điểm nhấn, không làm được dạng panel.

Ứng dụng của lớp lõi core board trong đời sống

Ngoài ứng dụng của lớp lõi core board HDF cho sàn gỗ vì bề mặn khá mịn cùng với khả năng ít bị cong vênh, co ngót, có thể chế tác được những mảng lớn thì gỗ HDF còn được dùng để làm sàn gỗ.

Sàn gỗ HDF hiện nay trên thị trường thường có cấu tạo từ 2 phần. Phần lõi là gỗ công nghiệp HDF còn phần bề mặt thì được phủ một lớp gỗ tự nhiên. Điều này giúp cho sàn nhà vừa đảm bảo được sự an toàn, chống thấm, chịu lực tốt, không bị co ngót mà còn rất có thẩm mỹ.

Ngoài ra nó còn được ứng dụng phổ biến:

1. Tủ bếp

Tủ bếp là món đồ nội thất được đặt ở nơi có độ ẩm không khí cao và hay tiếp xúc với nước, do đó, tủ bếp bằng chất liệu gỗ HDF sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho gia đình bạn. Ngoài khả năng chịu lực tốt, tủ bếp làm từ gỗ HDF còn có khả năng cách nhiệt tốt, khả năng chịu nước tốt.

Đây có thể nói là một sự lựa chọn không thể tốt hơn trong căn bếp của bạn. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ là giá của tủ bếp làm từ gỗ HDF khá cao, bạn nên cân nhắc khi lựa chọn.

2. Tủ quần áo

Ngoài tủ bếp, thì tủ quần áo làm từ gỗ HDF cũng là một sự lựa chọn hợp lý cho nội thất gia đình. Hiện nay, ngày càng có nhiều gia đình lựa chọn tủ quần áo làm bằng gỗ công nghiệp HDF thay vì gỗ tự nhiên như trước kia.

Tùy vào sở thích và phong thủy của gia chủ mà các kiến trúc sư sẽ tư vấn cho bạn chọn những loại tủ được làm từ gỗ HDF có chất liệu phủ bề mặt khác nhau. Có thể là melamine, laminate hoặc acrylic,…

3. Cửa thông phòng

Khi lựa chọn vật liệu làm cửa nhà dù là cửa chính hay cửa thông phòng thì các gia đình thường lựa chọn những loại gỗ tự nhiên có độ bền cao. Song, chi phí bỏ ra là nhiều kèm theo đó là rủi ro bị mối mọt, cong vênh cũng lớn nên việc lựa chọn gỗ công nghiệp sẽ là một giải pháp cho gia đình bạn.

Cửa thông phòng làm từ gỗ HDF có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, không bị cong vênh, mối mọt, trọng lượng không lớn như cửa gỗ tự nhiên, lại còn dễ dàng lắp đặt. Do đó, cửa thông phòng làm từ gỗ HDF được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Gỗ công nghiệp HDF vẫn còn là một loại vật liệu chưa quá phổ biến với nhiều người tiêu dùng, do đó, vẫn còn nhiều thắc mắc về gỗ HDF. Bài viết này là một vài thông tin để giải đáp cho các câu hỏi gỗ HDF là gì, đặc điểm và những ứng dụng của loại gỗ này.

Ứng dụng lớp lõi Core board trong nội thất

Hi vọng, với những chia sẻ này, sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết về gỗ HDF để có thể lựa chọn được những vật liệu tốt nhất cho nội thất trong gia đình mình.

Xem thêm: