Người già có nên đi xông hơi hay không?

nguoi-gia-co-nen-xong-hoi-khong

Xông hơi là một trong những phương pháp chăm sóc sức khỏe có từ lâu đời. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, con người đã sáng tạo ra rất nhiều máy móc, thiết bị xông hơi phát huy tốt vai trò của mình.

Thế nhưng đối với người già người cao tuổi thì sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “người già, người cao tuổi có nên xông hơi không?”

Thời tiết thay đổi cùng với tuổi tác cao là nguyên nhân chủ yếu khiến cho người lớn tuổi bị đau nhức xương khớp, mệt mỏi, tê bì chân tay, máu huyết không được lưu thông, tạo điều kiện thuận lợi để mắc bệnh cảm cúm.

Vì thế, xông hơi là phương pháp giúp cải thiện sức khỏe, giải cảm, tiêu độc rất tốt. Nhưng để đạt được hiệu quả xông hơi tối đa thì các bạn cũng cần phải lưu ý một vài trường hợp để tránh những điều ngoài ý muốn.

Sau khi xông hơi xong chỉ sử dụng khăn lông để lau mồ hôi
Sau khi xông hơi xong chỉ sử dụng khăn lông để lau mồ hôi

Xem thêm:

– Những đối tượng không nên xông hơi

– Tác hại của xông hơi không đúng cách

Những điều cần lưu ý khi xông hơi?

Để đạt được kết quả cao thì cần phải áp dụng chính xác xông hơi. Từ các bước xông hơi đến đối tượng thích hợp để xông hơi. Vì thế, bạn cần phải lưu ý những điểm sau:

  • Người bị cảm 3 ngày trở lên thì không nên xông hơi cần phải được điều trị bằng phương pháp khác.
  • Những người bị mắc các bệnh như huyết áp cao, tim mạch, người hay ra mồ hôi, mất nhiều máu, người mới ốm dậy, bệnh ngoài da, phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi và trẻ em dưới 12 tuổi…. thì không nên xông hơi, xông lá.
  • Chỉ xông hơi để điều trị trong khoảng 1 – 2 ngày đầu bị bệnh. Cũng không xông hơi quá lâu để tránh xuất hiện hiện tượng mất nước đột ngột.
  • Khi xông hơi quá lâu tại các cơ sở spa, máy xông hơi tại nhà sẽ làm nhịp tim tăng nhanh giúp máu lưu thông nhanh hơn nhưng chỉ được tập trung chủ yếu ở da khiến cho các bộ phận khác trong cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu.
  • Sau khi xông hơi xong không được tắm lại ngay mà chỉ sử dụng khăn lông sạch để lau mồ hôi. Nếu bạn muốn tắm thì phải đợi sau 6 tiếng.
  • Không áp dụng xông hơi đối với các trường hợp bị cảm nắng, có triệu chứng ra nhiều mồ hơi, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, chao đảo và mệt lả.

Người già, người cao tuổi có nên xông hơi không?

Người già, người cao tuổi không nên xông hơi bởi phương pháp này không thích hợp với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người cao tuổi sẽ gây ra những bất lợi cho sức khỏe.

Người già, người cao tuổi không nên xông hơi
Người già, người cao tuổi không nên xông hơi

Người già, kể cả người ở độ tuổi trung niên khi bị cao huyết áp cũng không được xông hơi. Bởi nhiệt độ trong phòng xông tăng lên sẽ gây khó thở, thở dồn, mất nước có thể gây sock hoặc ngất ngay tại chỗ thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.

Người mắc bệnh tim nhất là người già tuyệt không được sử dụng phương pháp này để tránh những kích thích đột ngột. Do xông hơi làm giãn mạch, kích thích tim hoạt động nhiều hơn gây nguy hiểm cho những đối tượng này.

Qua bài viết này chắc bạn đã có thể trả lời được câu hỏi “người cao tuổi có nên xông hơi không?”. Ngoài những lưu ý trên bạn cũng cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý để có được sức khỏe tốt nhất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.