Cách bố trí thiết bị nhà bếp tiện nghi, sang trọng

Phòng bếp ngày nay không chỉ là nơi đun nấu thông thường nữa mà đã trở thành một trong những nơi quan trọng, là nơi cả nhà cùng nhau quây quần ăn cơm, trò chuyện. Nhà bếp ngày càng được coi trọng; vì vậy bạn cần bố trí thiết bị nhà bếp hợp lí, thuận tiện khi nấu nướng, ăn uống của cả nhà. Nếu bạn vẫn đang không biết cách sắp xếp như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Sắp xếp các thiết bị nhà bếp hợp lí

Các kiểu bố trí phòng bếp thường gặp

Tuỳ vào từng mục đích sử dụng, diện tích nhà bếp cũng như sở thích của từng người, từng gia đình mà bếp đun có kiểu dáng sắp xếp khác nhau. Một số những kiểu dáng được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay bạn có thể tham khảo:

– Kiểu dáng chữ I: Bố trí thiết bị nhà bếp theo kiểu này là toàn bộ khu vực nấu ăn, chuẩn bị đều được xếp theo một hàng. Kiểu dáng chữ I đơn giản, có thể sử dụng trong nhiều nhà bếp.

– Kiểu dáng chữ U: Phòng bếp được thiết kế theo kiểu dáng chữ U phù hợp với những nhà bếp có diện tích rộng. Khu nấu ăn, khu chuẩn bị thực phẩm, khu dự trữ thức ăn, bàn ăn được sắp xếp riêng biệt.

– Kiểu dáng chữ L: Nhà bếp thường được thiết kế theo kiểu dáng này. Kiểu dáng chũ L thuận tiện trong việc đi lại lấy thực phẩm, chuẩn bị cũng như nấu nướng.

– Kiểu dáng II: Các thiết bị nhà bếp được bố trí song song nhau. Việc sắp xếp này thường tốn nhiều diện tích và không tiện dụng lắm nên ít gia đình lựa chọn.

Ngoài ra, nhà bếp còn có thể thiết kế theo kiểu ốc đảo hoặc chữ G. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi quyết định để chọn lựa phù hợp.

Lựa chọn kiểu dáng nhà bếp chính xác

Các kiểu lắp đặt thiết bị nhà bếp thường gặp

Các sắp xếp các thiết bị nhà bếp

Ngoài việc lựa chọn được kiểu dáng sắp xếp như mong muốn thì việc bố trí hợp lí các thiết bị nhà bếp cũng vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp người nội trợ dễ dàng trong công việc nấu nướng mà còn góp phần làm căn bếp thêm phần hiện đại và sang trọng.

Các thiết bị bếp nên bố trí ra sao? Xem ngay một số mẹo nhỏ dưới đây:

1. Bếp nấu

Trong nhà bếp không thể không có bếp nấu ăn. Theo phong thuỷ, bếp đun là nơi giữ lửa, giữ hơi ẩm cho ngôi nhà. Việc lựa chọn vị trí đặt bếp là vô cùng quan trọng. Hiện nay, dù có đa dạng các loại bếp: bếp gas, bếp điện, bếp từ,… nhưng có những quy tắc cần nhớ:

  • Cần đặt bếp ở những nơi thông thoáng, có khả năng thoát nhiệt nhanh.
  • Bếp đun nên cần có vị trí “tựa”.
  • Không được đặt bếp ở những nơi ẩm ướt, nơi có đường nước đi qua. Bếp là hoả, nước là thuỷ có sự xung khắc sẽ không tốt.
  • Tránh xa nguồn dây điện, không để bếp cạnh cửa sổ, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
  • Không để bếp đối diện với cửa nhà.

Vị trí an toàn để lắp đặt bếp đun gia đình

2. Tủ lạnh

Tủ lạnh là thiết bị nhà bếp giúp lưu trữ thực phẩm lâu dài. Tủ lạnh có kích thước khá lớn, vì vậy cần cần bố trí hợp lí.

  • Tủ lạnh cần để ở nơi bằng phẳng, khô thoáng.
  • Không để bất cứ vật cản nào xung quanh tủ, điều này giúp nhiệt độ được điều chỉnh hợp lí, việc lấy thực phẩm hay dự trữ thức ăn cũng được dễ dàng hơn.
  • Không để tủ lạnh quá gần các thiết bị nhà bếp khác: lò nướng, lò vi sóng, bếp từ,… Nhiệt độ cao sẽ khiến tuổi thọ của các thiết bị bị ảnh hưởng.

Lắp đặt tủ lạnh phù hợp trong nhà bếp

3. Máy hút mùi

Để loại bỏ mùi thức ăn trong nhà bếp hiệu quả, rất nhiều gia đình đã lựa chọn máy hút mùi để sử dụng. Máy hút mùi sẽ có đường ống thoát nên bạn nên lắp đặt đường ống âm sẽ giúp nhà bếp có tính thẩm mỹ hơn.

Máy hút mùi có kiểu dáng âm tủ, nghiêng, áp tường, tới từ nhiều thương hiệu khác nhau như máy hút mùi Bosch, máy hút mùi Teka… Tuỳ theo diện tích cũng như thiết kế mà lựa chọn kiểu dáng phù hợp. Hút mùi cần có khoảng cách từ > 60 cm so với mặt bếp đun. Đây là khoảng cách tối thiểu giúp máy hút mùi hoạt động tốt, an toàn.

Máy hút mùi cần bố trí chính xác

4. Lò nướng, lò vi sóng

Chế biến thức ăn nhanh và đa dạng hơn; sự xuất hiện của lò nướng, lò vi sóng ngày càng nhiều hơn. Bạn có thể lựa chọn lò nướng kết hợp vi sóng nếu như muốn tiết kiệm không gian nhà bếp.

Với lò nướng(1), lò vi sóng(2) riêng cần bố trí hợp lí. Công suất của lò nướng, vi sóng rất lớn vì vậy cần để vào những nơi thoáng, cách tường hoặc cách tủ bếp một khoảng nhất định để có thể toả nhiệt ra bên ngoài. Không để lò nướng, vi sóng chồng lên nhau.

Vị trí đặt lò nướng(3), lò vi sóng không gần nơi ẩm ướt. Cần có khoảng cách an toàn với các thiết bị nhà bếp khác, tránh nhiệt độ quá lớn làm ảnh hưởng đến các thời gian sử dụng của toàn bộ thiết bị trong bếp.

Lò nướng, lò vi sóng nên có ổ cắm điện riêng, tránh việc sử dụng công suất quá lớn sẽ khiến nguồn điện sử dụng không được an toàn.

Bạn có thể tham khảo một số mẫu lò nướng âm tủ – Built-In Grills vừa giúp tiết kiệm diện tích mà vẫn có nhiều công năng sử dụng.

Bố trí lò nướng, lò vi sóng hợp lí nhất

5. Máy rửa bát, máy giặt

Thiết kế máy rửa bát, máy giặt có kích thích gần tương đương. Kiểu dáng lắp âm, độc lập bạn có thể lựa chọn thích hợp nhất với diện tích nhà bếp, cũng dễ dàng trong việc sử dụng và kết hợp hoàn hảo nhất với những các thiết bị nhà bếp khác.

Vị trí đặt máy rửa bát trong nhà bếp

Kiểu dáng cùng cách bố trí thiết bị nhà bếp được chia sẻ trong bài viết phần nào mang đến cho bạn nguồn thông tin tham khảo, sẽ giúp bạn biết cách sắp xếp đồ đạc một cách hợp lí. Nếu bạn biết cách sắp xếp nào hay hơn thì hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!

> Source: